Ông Tạ Truyền Kỳ Mạn Lục, hồi thứ 2.

Ông Tạ Truyền Kỳ Mạn Lục, hồi thứ 2.
Dương Kích Công người làng Thường Tín phủ Bắc Hà, bình sinh tư chất thông minh hơn đời. Năm 18 tuổi đi thi hỏng, lòng buồn bực. Đi ngang miếu thờ Ngô Tướng Quân, họ Dương đề bài thơ lên miếu, lời lẽ ngông cuồng. Ba ngày sau, miếu bỗng dưng đổ sập. Dân làng đồn Ngô Tướng Quân hiện về đập miếu. Ai cũng lo sợ nhưng họ Dương vẫn tự đắc, cho rằng tài của mình vượt trên Quỷ Thần, chẳng có gì phải lo.
 
Họ Dương lấy vợ, sinh 2 người con thông minh tuấn tú, văn phong sắc bén nhưng chẳng may sinh ra vào thời loạn lạc. Người con đầu tên tục là Nam thì ở lại miền Bắc đầu quân cho Tây Sơn. Người con sau tên Bắc thì lại theo Nguyễn Ánh vào Nam mở rộng sơn hà.
 
Năm đó Nguyễn Ánh thất trận Gầm Sấu, chạy ra cửa biển thì bị chiến thuyền Tây Sơn đuổi sát. Ánh rút cây gươm sắc, bảo:
 
Chư tướng có kế sách chi giúp ta thoát nạn này, ta ban cho thanh gươm 3 đời làm quan, hưởng lộc phú quý mãi mãi.
 
Một bộ tướng bước ra thưa rằng: Chúa Công lấy cung tên bắn cho những con chim kia rớt xuống biển, đàn sấu sẽ bu vào ăn thịt. Quân Tây Sơn sẽ mất dấu vì chúng đang nhìn theo những con chim này bay lượn trên kia mà đuổi theo chúng ta.
 
Ánh chưa kịp khen, Bắc bước ra thưa: Chúa công chớ nghe, đấy là thất sách. Sấu bu vào ăn chim quẫy sóng lại càng dễ cho Tây Sơn nhìn vệt sóng mà đuổi thuyền. Chớ làm thế.
 
Quan văn Hà Thượng Thư dâng kế: Thần muôn đời chịu ơn Chúa Công. Nay xin cởi Hoàng bào, để thần này lên chiếc thuyền kia bỏ trốn như Lê Lai cứu chúa năm xưa vậy.
 
Ánh cảm động nước mắt trào ra, toan cởi áo thì Bắc lại can:
 
Chúa công chớ nghe, đấy là thất sách. Tây Sơn sẽ cho thuyền nhỏ đuổi theo bắt Hà Thượng Thư, cho thuyền lớn đuổi theo Chúa Công. Thế thì chẳng những sa vào tay giặc mà còn bị chúng chê cười.
 
--------
 
Có ai ngờ, lúc đấy Nam cũng có mặt trên thuyền chiến Tây Sơn. Nguyễn Huệ cũng rút cây kiếm báu, dõng dạc nói: Ai hiến kế cho ta bắt được Nguyễn Ánh, ta cho hưởng lộc 3 đời.
 
Một bộ tướng bước ra hiến kế: Ánh ắt chạy về Xiêm La lánh nạn, xin Chúa công thả gấp bồ câu để quân ta tách gọng kềm, đi đường tắt chặn Ánh ở Phú Quốc.
 
Bắc bước ra phản biện: Đấy là thất sách. Chúa công thả bồ câu, Ánh có người tài theo giúp ắt biết. Ánh sẽ chạy sang Phi, lúc đấy còn nguy hiểm hơn.
 
Quan thượng thư hiến kế: Chúa công cho người tới Xiêm La kết thân ngay, rồi cho phục binh bắt Ánh ở cảng.
 
Bắc nói: Xiêm La từ lâu có ý định thôn tính Đại Nam. Chúng sẽ mượn tay Ánh để đưa quân vào lấy vùng Gia Định, đấy là thất sách.
 
Huệ khen Bắc là giỏi, bèn hỏi: Ngươi theo ta đã lâu, văn hay chữ tốt, vậy ngươi có kế gì.
 
Bắc đáp: Thưa Chúa công, hạ thần không có kế. Hạ thần từ nhỏ sinh ra, được thân phụ dạy dỗ như thế nên đã quen. Ai nói gì thì hạ thần chỉ trích chứ bảo có kế gì không thì thì hạ thần không có.
 
Huệ bật cười nói “Ơ đù”, đạp cho Bắc một đạp, đuổi xuống làm lính.
 
Huệ phán: Ta nghe ngươi phản biện mãi, tưởng có kế sách chi hay, làm mất thì giờ của ta.
 
-------
 
Ở chiến thuyền bên kia, Ánh cũng hỏi Nam như thế. Ngươi phân tích rất hay, vậy người có diệu kế gì chăng?
Nam đáp: Hạ thần có khiếu đợi người ta làm rồi chê, chứ hạ thần không biết ra kế ạ.
Ánh bật cười nói “Ơ đù”, đạp cho Nam một đạp, đuổi xuống làm lính.
Ánh phán: Ta mải mê nghe ngươi phản biện, tường có kế sách chi hay, làm mất thì giờ, quân Tây Sơn đuổi tới sát rồi kìa.
 
--------
 
Khi Ánh tới Xiêm La, Bắc buồn bực trốn khỏi thuyền chiến, ở lại Xiêm La rồi lấy vợ sinh con ở đấy. Nam thì sau khi về Gia Định, cũng buồn bã trốn về Ông Tạ ở ẩn.
 
--------
 
Vào cuối đời, Bắc về lại Nam Thái, đi qua ngõ Kim Yến tình cờ thế nào lại gặp được Nam. Hai anh em mừng mừng tủi tủi. Rượu được vài tuần, Bắc rưng rưng tâm sự:
 
-Ta đây mang tiếng sống ở Xiêm La sung sướng nhưng cũng có cái khổ.
 
-Xin huynh cứ dạy bảo.
 
-Ta mang trong người cái gen của phụ thân nên từ khi lập gia đình, ta chỉ thích chỉ trích vợ ta, rồi con cái ta, về già, chúng chẳng còn muốn nghe ta nói gì nữa. Ngày còn trẻ chúng còn nể ta chút, giờ thì chẳng coi ta ra gì. Buồn lắm chú ạ. Túm váy lại là cô đơn.
 
-Vợ chán con chê đảng nghi ngờ.
 
-Đệ nói gì thế.
 
-Thưa huynh, thân đệ đây có hơn gì huynh. Đệ cũng thế, cả đời làm kiếp vạch lá tìm sâu nên cuối đời, vợ của đệ thích lên mạng tám với người khác thôi. Đệ nói gì thì nó la: Ông nói cả đời chưa chán à. Đệ buồn lắm, thôi thì đi dạy con mình vậy. Nhưng con của đệ bất hiếu, chúng bảo đệ lải nhải mãi, chúng không muốn nghe lời đạo lý phân tích của đệ nữa.
 
-Tội cho đệ quá, thế đảng nghi ngờ là cái gì.
 
-Đệ khổ hơn huynh nhiều lắm. Huynh chỉ có vợ chán con chê, chứ đệ thì đảng nghi ngờ. Đồng đội, đồng chí chẳng những không chơi với đệ, lại còn nghi ngờ, theo dõi.
 
Hai anh em ôm nhau khóc rồi cùng than rằng: Ôi, cái vụ đạp miếu khinh rẻ Quỷ Thần rồi bị báo oán là có thật hay sao. Anh em chúng ta sinh sai thời rồi cho nên Thiên hạ không nhìn ra cái thực tài của chúng mình.
 
--------
 
Từ đó, không thấy hai anh em đâu nữa. Hai anh em bỏ gia đình, vào núi xây một ngôi nhà ở ẩn, luận đàm với nhau về chính trị, kinh tế, thời cuộc...
 
Được 3 tháng thì cả hai quay ra cãi nhau rồi cũng chẳng chơi được với nhau.
 
Từ đó, không ai thấy 2 anh em đâu cả. Chỉ thỉnh thoảng thấy đăng bài phân tích trên facebook nhưng nghe nói cũng hay bị xóa vì đăng không đúng chỗ.
 
Lời bàn của Thánh Tám
 
Nho có Nho Phan Rang, có Nho Phan Rí.
 
Nho Phan Rang thì quả ngọt, dự đoán tình huống để phân tích, giúp người đời chuẩn bị cho những gì có thể xảy ra.
 
Nho Phan Rí thì quả chua, hay đợi người khác làm hỏng thì vào chê trách chứ cả đời chẳng hiến được kế gì.
 
hihi cháu xin lỗi trước nhá. Cháu viết bài này nhắc nhở chính cháu thôi ạ.

https://www.facebook.com/groups/2004139939886509/posts/2765003493800146/