TÌM HIỂU QUÊ CHA ĐẤT TỔ (Tập 1)
(Tác giả Le MT)
Ông Le MT gọi ông Nguyễn Công Luận Võ Bị K-12, thân phụ cô Nguyễn Hà Tường Anh là "Niên trưởng". Ông là sĩ quan quân đội VHCH, từng viết văn, viết báo (Chính Luận? Diều Hâu?). Ông theo cụ Nguyễn Văn Cử (thân phụ của phi công Nguyễn Văn Cử) vào Nam năm 1954, là đàn em của ông Nguyễn Công Luận. Năm đó ông Le MT 16 tuổi, ông Nguyễn Công Luận 17 tuổi (theo lời kể của gia đình). Ông và ông Nguyễn Công Luận làm ở Ủy ban tiếp quản người di cư.
Bài viết nhằm cung cấp kiến thức về Làng, Thôn... ở miền Bắc tập trung vào khu vực Hà Nội, Nam Định, Thái Bình... là những khu vực đông đảo người di cư vào Nam năm 1954. Mong muốn là giúp những bạn trẻ hiểu rõ hơn về nơi mà ông bà, cha mẹ các bạn từng sinh sống trước khi vào Nam.
Trước khi viết, để tôi khoanh vùng cho kỹ. Bài này nói về khu vực miền Bắc, các khái niệm, định nghĩa trong này không thể đúng cho toàn bộ nước Việt Nam. Ngay cả khi vào tới Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh thì đã khác rồi. Về mặt thời gian thì khung của bài viết là từ thời vua Minh Mạng tới thời Pháp, rồi 1945, 1954 (miền Bắc) cho tới thời điểm hiện tại.
𝐶𝑎́𝑐 𝑣𝑖́ 𝑑𝑢̣ 𝑠𝑒̃ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑙𝑎̂́𝑦 𝑟𝑎 𝑡𝑢̛̀ 𝑁𝑎𝑚 Đ𝑖̣𝑛ℎ ℎ𝑜𝑎̣̆𝑐 𝐻𝑎̀ Đ𝑜̂𝑛𝑔. 𝐾ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑑𝑜 𝑡𝑜̂𝑖 𝑢̛𝑢 𝑡𝑖𝑒̂𝑛 𝑞𝑢𝑒̂ 𝑡𝑜̂𝑖 𝑚𝑎̀ 𝑣𝑖̀ 𝑚𝑎𝑦 𝑚𝑎̆́𝑛 𝑙𝑎̀ 𝑐𝑎́𝑐 𝑣𝑢̀𝑛𝑔 𝑛𝑎̀𝑦 𝑐𝑜̀𝑛 𝑔𝑖𝑢̛̃ 𝑙𝑎̣𝑖 đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑡𝑎̀𝑖 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑛ℎ𝑎̂́𝑡. 𝑁ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑡𝑎̀𝑖 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑡𝑢̛̀ 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑣𝑢𝑎 𝑀𝑖𝑛ℎ 𝑀𝑎̣𝑛𝑔, 𝑡𝑎̀𝑖 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑐𝑢̉𝑎 𝑃ℎ𝑢̉ 𝑇ℎ𝑜̂́𝑛𝑔 𝑆𝑢̛́ 𝐵𝑎̆́𝑐 𝐾𝑦̀, 𝑐𝑎́𝑐 𝑡𝑎̀𝑖 𝑙𝑖𝑒̣̂𝑢 𝑜̛̉ 𝐿𝑎̀𝑛𝑔 𝑣𝑎̀ 𝑐𝑎̉ 𝐺𝑖𝑎 𝑝ℎ𝑎̉ 𝑛𝑢̛̃𝑎. 𝑂̛̉ 𝑞𝑢𝑒̂, 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑑𝑒̂̃ 𝑥𝑖𝑛 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑎 𝑐ℎ𝑜 đ𝑜̣𝑐 𝐺𝑖𝑎 𝑝ℎ𝑎̉ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝑣𝑖̀ đ𝑜̂𝑖 𝑘ℎ𝑖 ℎ𝑜̣ 𝑐ℎ𝑒́𝑝 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 đ𝑖𝑒̂̀𝑢 𝑟𝑖𝑒̂𝑛𝑔 𝑡𝑢̛ 𝑣𝑎̀𝑜 đ𝑎̂́𝑦.
𝗟𝗮̀𝗻𝗴 𝗵𝗮𝘆 𝗹𝗮̀ 𝗧𝗵𝗼̂𝗻?
Những câu hỏi như vậy không đơn giản. Vì vậy đầu tiên tôi sẽ định nghĩa, giải thích một cách tổng quan trước khi đi sâu vào chi tiết. Sau khi có được bức tranh tổng quan, chúng ta mới có thể nói tới các phong tục tập quán một cách có ý nghĩa, có thể "suy vào mình", liên hệ với bản thân, gia đình mình.
Trước tiên nói về chữ Làng. Chữ Làng giống như "Ngã 3 Ông Tạ". Nói tới Làng ai cũng biết là một đơn vị dân cư sinh sống, được bao bọc bởi những lũy tre, có một đình làng, giếng làng, ao làng... Tuy nhiên, Làng là từ dân gian. Làng không phải là một từ dùng trong quản lý hành chính. Trong cuốn Các Trấn Tổng Xã Danh Bị Lãm (1810-1813) thì đơn vị quản lý cấp nhỏ nhất là Xã. Vào thời đó, đôi khi Xã chỉ có 10 người.
Ở mặt văn hóa, người ta dùng chữ Làng. Ở mặt hành chính, người ta dùng chữ Thôn, Xã. Nếu quý vị đọc các văn bản của Vua, sẽ thấy Thôn.
Người Pháp có nhu cầu quản lý cấp thấp hơn. Phủ Thống Sứ Bắc Kỳ năm 1926 gửi văn bản ra yêu cầu: Tỉnh phải nộp lên danh sách các Phủ, Huyện / Châu, Tổng, Xã, và cả Bản, Thôn, Xóm.
𝗧𝗮̣𝗶 𝘀𝗮𝗼 𝗰𝗼́ 𝗰𝗮̂𝘂 𝗣𝗵𝗲́𝗽 𝗩𝘂𝗮 𝗧𝗵𝘂𝗮 𝗟𝗲̣̂ 𝗟𝗮̀𝗻𝗴?
Theo tôi thì không phải là Phép Vua thua Lệ Làng mà đúng nghĩa của câu đó là Phép Vua dừng lại tại cổng Làng. Vua, nếu dùng thời Minh Mạng làm ví dụ, chỉ quản lý từ Tỉnh tới Phủ, Châu, Huyện và sau cùng là Xã. Ví dụ như Vua nói Xã này có bằng đấy hộ đinh, bằng đấy ruộng thì nộp sưu thuế như vầy. Vua sẽ không làm thống kê dân số hàng năm được mà chỉ khoán đại khái như thế. Quan Huyện là người coi một Huyện sẽ phải làm việc với Lý Trưởng của Xã để thu thuế. Làng mà đông dân lên thì dư ngân quỹ, còn như mất người, thiếu người thì... ráng chịu.
Đó là mặt kinh tế. Ở mặt luật pháp, vì Vua không quản lý được tới cấp độ "nhân khẩu" nên trừ khi là các tội phản nghịch, bị truy nã... (nói nôm na là "phải ra tòa án quân sự"), bằng không thì ở mặt Dân sự, Làng phải tự giải quyết. Đánh ghen, ngoại tình, trộm trâu, giết nhau vì có thù oán, cứu trợ, tương tế... Tất cả những việc ấy Làng phải tự giải quyết và đều viết lại báo cáo, nộp cho quan Huyện.
Vì thế Phép Vua dừng lại ở Cổng Làng chứ không phải Làng dám cãi lại Vua. Chứ để người ta hiểu lầm, cho rằng ở Việt Nam mình không có luật lệ gì cả, cỡ Vua mà phải thua Làng thì theo tôi là không nên.
𝗩𝗮̣̂𝘆 𝗧𝗵𝗼̂𝗻, 𝗫𝗼́𝗺, 𝗣𝗵𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴... 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀?
Việc quản lý hành chính ngừng lại ở cấp độ Làng, được gọi chính thức là Xã. Vậy Xã có phải Làng không? Có và không. Cách giải thích dễ nhất là dùng một ví dụ:
1813: Trấn, tới Phủ, Huyện, Tổng và dưới cùng là Thôn.
1831: Tỉnh, Phủ, Huyện, Tổng, Thôn (Tỉnh thay Trấn).
1898: Tỉnh, Phủ, Tổng, Xã (bỏ Huyện, Xã thay cho Thôn).
1945: Tỉnh, Huyện, Xã (bỏ Tổng).
1947: Tỉnh, Huyện, Xã, Thôn.
Một ví dụ khác về quê ngoại của Tường Anh, cũng là quê của Tô Hiến Thành, nơi Lý Nam Đế khởi nghĩa. Các tên và địa lý bị thay đổi theo thời gian.
Trang Phú Lộc, Hương Ô Diên, Huyện Vĩnh Khang (thời Lý Nam Đế khởi nghĩa).
Tỉnh Hà Đông, Phủ Hoài Đức, Tổng Thượng Hội, Xã Hạ Mỗ (còn gọi là Mỗ Hạ).
Thành phố Hà Nội, Huyện Đan Phượng, Xã Hồng Thái, Thôn Hạ Mỗ.
Thành phố Hà Nội, Huyện Đan Phượng, Xã Hạ Mỗ.
Những thay đổi trên một phần do Vua Minh Mạng cải cách hành chính. Ngài bỏ Trấn, Dinh, Xứ, gom lại thành Tỉnh. Tỉnh thì có Phủ, Phủ có Châu, Huyện, rồi tới Xã. Vào lúc đó Châu là một Huyện lớn.
Vậy dù thay đổi ra sao thì Xã, sau này là Thôn, là đơn vị thấp nhất do chính quyền trung ương quản lý.
Do những thay đổi không những danh xưng mà còn khu vực địa lý, người ta thường nhầm lẫn giữa Xã và Thôn. Ngày nay, Xã có nhiều Thôn nhưng đã từng có lúc Xã chính là Thôn.
Một nhầm lẫn nữa là đôi khi người ta tra chữ Xã, Thôn trong tiếng Hán rồi dựa vào định nghĩa của người Trung Hoa mà mang qua bên Việt Nam. Nên tra cứu cẩn thận vì ông bà chúng ta không "bưng nguyên con" định nghĩa, cách áp dụng qua Việt Nam.
Ví dụ như chữ Điếm (điếm canh) thì ở Việt Nam có nghĩa khác với bên Trung Hoa rồi. Hoặc như chữ Trại bên Trung Hoa có cả 2 nghĩa là trang trại và trại lính. Ở nước ta thời đó, Trại có nghĩa như tôi nói ở trên. Trước đó vào đời nhà Lý/Lê thì những Trấn ở xa đều bị gọi là Trại (hoặc Sở, Động nếu ở trên vùng núi).
𝗫𝗼́𝗺, 𝗣𝗵𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴... 𝘁𝗵𝗶̀ 𝘀𝗮𝗼?
Làng thì có đường Làng là con đường chính. Trên đường Làng sẽ có những Ngõ rẽ vào trong. Dân cư khu đó được gọi là một Xóm.
Phường là một Làng mà phần lớn dân làng kiếm sống chung một nghề. Riêng với nghề đánh cá thì người ta gọi là Vạn. Vì thế mới có từ Phường Tứ Chiếng (Gái Giang Hồ), là một phường mà người ta tụ tập lại đông, không có một ngành nghề nhất định.
Làng thì có Đình Làng. Những Vạn (Làng chài cá) không có đất trên bờ, người ta sẽ phải đi thuê hoặc đi mua một miếng đất của một làng nào đấy để lập ra Đình Làng.
Sau 1954, miền Bắc thành lập hệ thống Hợp tác xã. Hệ thống này vô tình làm thay đổi cấu trúc quản lý ở địa phương. HTX dựa trên số người để làm việc. Vì vậy mới phát sinh ra Đội. Trong cùng một Xóm, có khi nhà mình thì Đội này mà ông hàng xóm lại Đội kia. Họ làm như vậy để phân bổ nhân lực đồng đều, chứ không thì có Xóm đông người quá, có Xóm lại không đủ.
𝑉𝑎̀𝑜 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 đ𝑜́, 𝑘ℎ𝑖 𝑏𝑎̣𝑛 𝑣𝑖𝑒̂́𝑡 𝑡ℎ𝑢̛ 𝑐ℎ𝑜 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡ℎ𝑎̂𝑛 𝑜̛̉ 𝑞𝑢𝑒̂, 𝑏𝑎̣𝑛 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑣𝑖𝑒̂́𝑡 𝑡𝑜̛́𝑖 𝑡𝑎̣̂𝑛 đ𝑜̛𝑛 𝑣𝑖̣ "𝑋𝑜́𝑚". 𝑁𝑒̂́𝑢 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑡ℎ𝑖̀ 𝑐𝑜́ 𝑡ℎ𝑒̂̉ 𝑡𝑟𝑢̀𝑛𝑔 𝑡𝑒̂𝑛, 𝑛𝑔𝑢̛𝑜̛̀𝑖 𝑡𝑎 𝑘ℎ𝑜̂𝑛𝑔 𝑏𝑖𝑒̂́𝑡 𝑔𝑖𝑎𝑜 𝑐ℎ𝑜 𝑎𝑖. 𝐴𝑖 đ𝑎̃ 𝑐𝑜́ 𝑑𝑖̣𝑝 𝑣𝑖𝑒̂́𝑡 𝑡ℎ𝑢̛ ℎ𝑜̂̀𝑖 1955 (𝑘ℎ𝑖 𝑐ℎ𝑖́𝑛ℎ 𝑞𝑢𝑦𝑒̂̀𝑛 2 𝑏𝑒̂𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑝ℎ𝑒́𝑝 𝑣𝑖𝑒̂́𝑡 𝑡ℎ𝑢̛ 𝑡𝑟𝑎𝑜 đ𝑜̂̉𝑖) ℎ𝑎̆̉𝑛 𝑠𝑒̃ 𝑛ℎ𝑜̛́ 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑛𝑎̀𝑦?
Sau này, khi người ta bắt đầu có số nhà cho những nhà ở quê thì người ta không cần viết Xóm vào trong địa chỉ nữa. Rồi khi HTX hủy bỏ, Đội cũng tan biến nhưng có nhiều Làng "lười", để nguyên Đội cho tới ngày hôm nay.
𝗧𝗿𝗮𝗻𝗴, 𝗧𝗿𝗮̣𝗶, 𝗔̂́𝗽, 𝗚𝗶𝗮́𝗽, 𝗣𝗵𝗼̂́, Đ𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴... 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀?
Một miếng đất lớn do Quan lập ra thì gọi là Trang. Trại là nơi tập trung một số người để sinh sống, làm một việc gì đó có tính tạm thời. Giáp là một đơn vị được dùng trong thời gian ngắn rồi bỏ, được giữ lại lâu hơn ở Thanh Hóa. Nhưng như đã nói ở trên, tôi chỉ nói về vùng Nam Định, Thái Bình, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Đông mà thôi.
Ấp là Trang lập ra phần lớn đời Lý/Trần. Dĩ nhiên vào Nam thì Ấp như Ấp Hàng Dầu có nghĩa khác hẳn.
𝐶𝑢̃𝑛𝑔 𝑥𝑖𝑛 𝑙𝑢̛𝑢 𝑦́ 𝑙𝑎̀ 𝑐ℎ𝑢̛𝑎 𝑐𝑜́ 𝑎𝑖 𝑐ℎ𝑢̛́𝑛𝑔 𝑚𝑖𝑛ℎ đ𝑢̛𝑜̛̣𝑐 𝐴̂́𝑝 𝐻𝑎̀𝑛𝑔 𝐷𝑎̂̀𝑢 𝑜̛̉ 𝑂̂𝑛𝑔 𝑇𝑎̣ 𝑙𝑎̀ 𝑡𝑢̛̀ 𝐻𝑎̀𝑛𝑔 𝐷𝑎̂̀𝑢 𝑜̛̉ 𝐻𝑎̀ 𝑁𝑜̣̂𝑖 𝑛ℎ𝑒́. 𝐶𝑜́ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑔𝑖𝑎̉ 𝑡ℎ𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑘ℎ𝑎́𝑐 𝑛𝑢̛̃𝑎. 𝐵𝑎̀𝑖 𝑛𝑎̀𝑦 𝑥𝑖𝑛 ℎ𝑒̣𝑛 𝑠𝑎𝑢.
Đường thì ai cũng biết rồi. Phố là một con đường có buôn bán (ngày nay thì Đường nào mà chẳng buôn bán) và đầu, cuối Phố nằm trong cùng một khu vực. Không thể có Phố chạy từ Tỉnh này sang Tỉnh khác được. Phố Thị (Thị là Chợ) đều có nghĩa là khu vực buôn bán chứ Phố Thị không phải là Thành Phố và Chợ búa.
Ở Hà Nội, 36 Phố Phường thì ai cũng biết, đại khái là những con đường nhỏ có buôn bán. Phố ở Nam Định thì khác. Có khi vài ba Phố nằm trên một con đường chính, được chia ra gọi vì mỗi đoạn buôn bán một mặt hàng khác nhau.
Tuy Thôn là đơn vị hành chính chính thức chứ không phải Làng, nhưng dân chúng trong Làng đôi khi lại tự gọi các khu vực nhỏ trong Làng là Thôn. Ví dụ như có Làng thì có 2 Thôn, cách nhau cái con đê. Rồi lâu ngày Thôn bên kia tách ra, xin phép để thành Làng.
Tại sao lại tách ra như thế? Vì mới đầu ít người, chứ sau đông rồi, cái gì cũng tự túc được rồi, cả về mặt tâm linh thì người ta tách. Gia phả lúc đó thường sẽ ghi lại, vì Họ Tộc đó bắt đầu cũng được tách ra như trường hợp họ Lê Đình ở Thanh Hóa đã có thêm nhánh (Tộc) là Lê Viết sau 5 đời.
𝗧𝗲̂𝗻 𝗟𝗮̀𝗻𝗴 đ𝗮̣̆𝘁 𝘁𝗵𝗲𝗼 𝗰𝗮́𝗰𝗵 𝗻𝗮̀𝗼?
Có khi đặt theo địa lý như Mộ Trạch, Hoạch Trạch, Thanh Trì, Mễ Trì, Mỹ Đà.
Có khi đặt theo nghề như Bát Tràng, Nghi Tàm.
Có khi đặt theo dòng họ có công khai phá như Phan Xá, Hoàng Xá.
Có khi còn giữ nguyên chữ Vạn dù ngày nay chẳng còn là làng chài như Vạn Ti ở Bắc Ninh.
Có khi do mong ước như Phong Mỹ, Phước Duyên, Trúng Đích (vâng, Trúng Đích ở Đan Phượng, Hà Đông).
Có khi do tình cờ, do phát âm như ở Cổ Gia thì lại có địa danh Cổ Ra (chữ Gia bị phát âm thành Ra, như Ri cư).
Có khi viết Nôm theo tên cũ là Hán như Làng Khuốc ở Thái Bình, tên Hán là Cổ Khúc.
𝗔𝗶 𝗹𝗮̣̂𝗽 𝗿𝗮 𝗟𝗮̀𝗻𝗴?
Tùy bạn ở đâu. Nếu bạn ở những vùng "mới", do đất bồi ra biển hay do khai hoang thì Làng lập ra dưới chủ trương của Vua. Ví dụ như Nguyễn Công Trứ vào năm 1928 đã lập ra gần 100 làng, mỗi làng khoảng 20 người với gần 20 ngàn mẫu ruộng ở vùng cửa sông của Nam Định, Thái Bình nơi phù sa lấn biển.
Đôi khi do ai đó tự đứng ra khai khẩn, thường sẽ được ghi nhận lại trong văn bản của Làng hoặc có khi trở thành Thần Hoàng của Làng.
Vào thời đó, để khuyến khích khai phá theo tinh thần Khởi nghiệp Thung lũng điện tử, start-up thì nếu bạn kiếm được 20 mẫu đất hoang, chiêu mộ được 10 Đinh trở lên thì Vua cho bạn lập một Làng. Bạn sẽ được ưu đãi về thuế (3 năm không thu), về bắt lính (3 năm không bắt lính). Nếu làng bạn lập ra ngày càng to, đông dân cư thì có thể bạn còn được phong chức tước.
Nhưng cũng có những người không nhận chức tước vì sợ bị lộ bí mật. Đây là trường hợp của các Cụ của anh Vũ Quốc Thịnh, các Cụ nhà tôi, các Cụ nhà cháu Nguyễn Hà Tường Anh. Họ làm quan cho Tây Sơn nên Vua Minh Mạng có ban chức cũng không dám ra "trình diện". Đôi khi không dám, đôi khi không muốn như trường hợp nhà cô Tường Anh, ghi hẳn vào, dặn dò con cái hay ghi vào Gia phả là không được làm việc cho triều Nguyễn.
𝑁𝑒̂́𝑢 𝑔𝑖𝑎 đ𝑖̀𝑛ℎ 𝑐ℎ𝑜 𝑝ℎ𝑒́𝑝, 𝑡𝑜̂𝑖 𝑠𝑒̃ 𝑘𝑒̂̉ 𝑙𝑎̣𝑖 𝑐ℎ𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑐𝑎́𝑐 𝐶𝑢̣ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑞𝑢𝑎𝑛 𝑟𝑎 𝑠𝑎𝑜, 𝑐ℎ𝑢̛́𝑐 𝑣𝑢̣ 𝑔𝑖̀, 𝑡𝑎𝑖 𝑠𝑎𝑜 𝑝ℎ𝑎̉𝑖 𝑡𝑟𝑜̂́𝑛... 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑜̣̂𝑡 𝑏𝑎̀𝑖 𝑘ℎ𝑎́𝑐 (𝑐ℎ𝑖̉ 𝑙𝑎̀ 𝐺𝑖𝑎̉ 𝑡ℎ𝑢𝑦𝑒̂́𝑡 𝑑𝑢̛̣𝑎 𝑡𝑟𝑒̂𝑛 𝑐𝑎́𝑐 𝑣𝑎̆𝑛 𝑏𝑎̉𝑛 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑜̣𝑐 𝑜̛̉ 𝑞𝑢𝑒̂ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑞𝑢𝑦́ 𝑣𝑖̣).
Nếu còn khỏe thì trong bài tới tôi sẽ viết về hệ thống quản lý trong một Làng. Lý dịch, Phó lý, Lý trưởng, Hội đồng Kỳ mục... Đấy là những ai? Vì chúng ta đôi khi nghĩ Lý trưởng là oách lắm, ai cũng muốn làm. Thực tế không phải vậy.
Để kết thúc bài này, tôi xin ghi lại vài địa danh của vài quý vị trong DHOT mà tôi quen biết làm kỷ niệm nhé.
+ Tỉnh Nam Định, Phủ Nghĩa Hưng, Huyện Nam Trực, Tổng Cổ Nông, Thôn Điện An.
+ Tỉnh Nam Định, Phủ Nghĩa Hưng, Huyện Ý Yên, Tổng Lạc Chính, Thôn Vọng Doanh Sở Thượng (gọi tắt là Làng Sở Thượng).
+ Tỉnh Nam Định, Huyện Nam Trực, Tổng Cổ Gia, Xã Cổ Gia.
+ Tỉnh Thái Bình, Huyện Vũ Tiên, Tổng Tri Lai, Xã Tri Lai, Thôn Nghĩa Chính.
𝐻𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑉𝑢̃ 𝑇𝑖𝑒̂𝑛 𝑠𝑎𝑢 𝑛𝑎̀𝑦 𝑔ℎ𝑒́𝑝 𝑐ℎ𝑢𝑛𝑔 𝑣𝑜̛́𝑖 𝐻𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑇ℎ𝑢̛ 𝑇𝑟𝑖̀, 𝑡ℎ𝑎̀𝑛ℎ 𝑟𝑎 𝐻𝑢𝑦𝑒̣̂𝑛 𝑉𝑢̃ 𝑇ℎ𝑢̛.
Riêng về cái tên Tỉnh Gia Định thì trước đó đã có ở miền Bắc. Nhà Nguyễn đã "thu hồi" tên Gia Định ngoài Bắc, lấy đặt tên cho vùng đất Gia Định của chúng ta. Hẹn một dịp khác tôi sẽ kể thêm.
LT
Thân tặng những người bạn mới quen trên DHOT.
Thân tặng cô Bích Gia Long 66 Ngõ Con Mắt. Tặng 2 Nữ hiệp Thanh Mỹ, Tường Anh. Cảm ơn Thanh Mỹ đã viết một bài về G0 chứ ông chẳng muốn làm F0 của Covid chút nào. Cảm ơn đã "dí" ông, bắt ông ngồi làm việc thay vì được đi chơi.
𝟭𝟬𝟬 𝗡𝗮̆𝗺 𝗥𝗼̂̀𝗶 𝗖𝘂̃𝗻𝗴 𝗠𝗮̂𝘆 𝗧𝗿𝗼̛̀𝗶
𝑉𝑖𝑒̂́𝑡 đ𝑒̂̉ 𝑛ℎ𝑜̛́ 𝑙𝑎̣𝑖 𝑛𝑔𝑎̀𝑦 𝘤𝘩𝘪𝘢 𝘵𝘢𝘺 𝘣𝘢̀ 𝘰̛̉ 𝑏𝑒̂́𝑛 Đ𝑜̀ 𝑄𝑢𝑎𝑛, 𝑙𝑒̂𝑛 𝘭𝘢̣𝘪 𝐻𝑎̀ 𝑁𝑜̣̂𝑖 𝑣𝑎̀𝑜 𝑁𝑎𝑚.
Quê xa ở chốn rất xa
Có cây Đa phủ bao la đất trời
Giếng Làng sâu tựa biển khơi
Mắt ai thăm thẳm như cơi đựng trầu
Có Mẹ lam lũ áo nâu
Đường ruộng cắt nửa cả bầu trời xanh
Có Bố trầm ngâm sau mành
Ngoài phên mắt cáo, Bách Thanh ngẩng đầu
Sáo Sậu giành với Sáo Nâu
Ganh nhau tiếng hót trên đầu ngọn tre
Trời Nồm, Bà quạt sau hè
Im lìm đợi gió, bụi tre ngoài đồng
Liến thoắng mấy chú Chích Bông
Rạ thơm ai đốt phía ngoài đồng xa
Tiếng chuông văng vẳng Cổ Gia
Bát Tràng đã lót tận ra bờ rào
Ao trong cá quẫy lao xao
Sông Đào có tiếng nao nao gọi đò
Đò ơi chóng sang này bờ
Cháu tôi có việc, qua bờ Thành Nam
Cái ngày cháu bước vào Nam
Áo xanh bỏ lại Áo lam một mình
***
Quê xa ở chốn rất xa
Có Bà thương cháu, bao la đất trời
Trăm năm Bà hoá mây Trời
Cò vẫn đạp lúa trong lời Bà ru.
LT