Đường Lê Văn Duyệt / Vùng Ông Tạ

Đường Lê Văn Duyệt / Vùng Ông Tạ.

 

 
Khởi đầu là Đường Thuận Kiều từ trung tâm Sài Gòn đi xuống Tỉnh Gia Định (giáp ranh khu vực Nghĩa Trang Đô Thành).
 
Năm 1916, Thế Chiến Thứ Nhất, Pháp đánh bại Đức trận Verdun nổi tiếng, đổi tên đường Thuận Kiều thành Verdun.
 
Năm 1947, Verdun bị cắt ra thành 4 khúc khác nhau là Nguyễn Văn Thinh, Thái Lập Thành và Chanson (coi bản đồ minh họa đính kèm).
 
Nguyễn Văn Thinh là Thủ Tướng Cộng Hòa Tự Trị Nam Kỳ.
 
Thái Lập Thành là Đô Trưởng Sài Gòn.
(quý đồng hương có thể google để đọc thêm).
 
Năm 1955, 4 con đường trên được gom lại thành đường Lê Văn Duyệt. Lúc bấy giờ chưa xuống tới Ngã 3 Ông Tạ.
 
(đã có 2 đồng hương nói khu này trồng rất nhiều cây dầu nên sau này mới đổi từ Trại Hà Nội thành Ấp Hàng Dầu).
 
Đối chiếu với cuốn sổ tay của tôi do Nhà in Phạm-văn-Thinh phát hành (mua tại số 6 Tạ Thu Thâu, 1955) thì tôi thấy như sau. Cuốn sổ tay có một phần nhắc người dùng về các tên đường đã đổi tên. Trong đó có đường Lê Văn Duyệt được đổi tên như nói ở trên.
 
(đường Verdun thì đang có nhiều ý kiến bất đồng là về vị trí chính xác phía trung tâm thành phố, sẽ nói sau).
 
Góp vui vài hàng với quý đồng hương về Vùng Ông Tạ mến yêu của chúng ta. Nếu có gì thiếu sót, sai sót, xin quý đồng hương góp ý để cùng nhau vẽ lại Vùng Ông Tạ xưa.
 
Lưu ý: Bản đồ vẽ tay có tính cách minh họa, không đi theo đúng kích thước, tỷ lệ của đường phố thật sự.
 
Các chi tiết vẽ ra không có nghĩa rằng chúng quan trọng hơn những chi tiết không được vẽ.
 
Xin lỗi nếu tôi không đủ chỗ vẽ những nơi khác, hẹn sẽ vẽ trong bản đồ tới.
 
 
Tên Thuận Kiều từ đâu ra?
 
 
Thưa quý đồng hương, khi nói về lịch sử đường Lê Văn Duyệt, trước đó là đường Thuận Kiều khúc trên Sài Gòn, có người hỏi: Tên Thuận Kiều ở đâu ra? Tôi xin trả lời ở đây phòng khi có ai khác muốn biết thêm về các sự kiện, địa danh liên quan tới Vùng Ông Tạ.
 
Xin thưa: Thuận Kiều là khoảng khu vực Hóc Môn/Bà Điểm sau này, là nơi Trương Định trấn giữ Thành Thuận Kiều, cản đường quân Pháp vào. Hỗ trợ phía sau là Đại Đồn Chí Hòa do Nguyễn Tri Phương chỉ huy.
 
Người Pháp phiên âm Thuận Kiều thành Tong-Kéou, lấy đặt tên đường, chia khu vực hành chính cho nên chúng ta có con đường tên là Tong-Kéou / Thuận Kiều như vậy. Xin coi thêm các chi tiết khác trong hình đính kèm.
 

https://www.facebook.com/groups/2004139939886509/permalink/2626503497650147/ https://www.facebook.com/groups/2004139939886509/permalink/2628111327489364/